26/03/2021
Hoàn thiện Backdrop di động thật đơn giản
Mỗi sự kiện được diễn ra, khi là những khán giả, chúng ta thường thấy một khung backdrop di động được dựng lên thật đẹp và hoành tráng nhưng ít người quan tâm đến việc nó được làm ra như thế nào. Nếu bạn là dân trong nghề, hoặc có ý muốn quan tâm sâu hơn đến cách làm ra một backdrop di động như thế nào, muốn biết bộ phận thi công họ đã phải làm những gì và như thế nào cũng khá thú vị và tăng thêm sự hiểu biết về ngành quảng cáo.
Backdrop di động không thể thiếu trong các sự kiện
Trải qua rất nhiều các event, sự kiện những đơn vị thi công, tổ chức sự kiện ở các nước tiên tiến đã sáng tạo ra những mô hình khung backdrop di động có tính cơ động cao, tối giản các công đoạn, giảm nhiều chi phí đầu tư và thời gian ở khâu chuẩn bị, tuy nhiên họ vẫn không thể nào giải quyết triệt để mọi khâu bởi có những yêu cầu cụ thể của chủ đầu tư, của kịch bản, và của địa hình, nơi diễn ra sự kiện đó, ví dụ như nội dung chương trình là khác nhau, hội trường nơi diễn ra sự kiện lớn hay nhỏ, không gian sự kiện có chất lượng ánh sáng tới mức nào…
Sau khi tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, đơn vị thi công tương tác qua lại với bộ phận chịu trách nhiệm về nội dung hội nghị và cùng thiết kế ra bản nội dung trên các phần mềm thiết kế chuyên dụng như Ai, Photoshop, Corel…làm sao nổi bật được ý tưởng của chủ đầu tư cho sự kiện trên thiết bị máy tính hiển thị. Các maquet được duyệt ở các cấp có thẩm quyền, bộ phận phụ trách làm files của đơn vị thi công quảng cáo sẽ tiếp tục
7 bước hoàn thiện thi công backdrop di động
Bước 1: Người làm files thao tác bằng phần mềm tác động cắt file theo chiều đứng toàn bộ maquet thành các tấm nhỏ theo đúng kích thước tiêu chuẩn có sẵn, mối lát cắt này sẽ trở thành 01 file hình ảnh.
Bước 2: Chuyển qua bộ phận in kỹ thuật số để in bằng chất liệu in có keo mặt sau (như PP trong nhà có keo, PP ngoài trời có keo, decal…).
Bước 3: Bộ phận gia công bắt đầu tiếp nhận bản in, chuyển qua các cỗ máy gia công cán màng lên bề mặt của từng bản in.
Bước 4: Người gia công mang các bản in đã cán màng đó và cán chúng lên lên các tấm PVC cứng đi kèm trong thùng backdrop mới “đập hộp”, đây là khâu đòi hỏi kỹ thuật cán cao, sao cho không bị nhăn, không để lại hạt bụi giữa lớp vật liệu in và lớp PVC cứng.
Bước 5: Cắt phần thừa của tấm hình đã cán lên PVC cứng để lại nguyên vẹn phần hình ảnh đúng chuẩn như kích thước cắt file trên máy tính độ chính xác đên 1/10mm. Nếu đi đường dao không chuẩn sẽ bị cắt hụt hoặc để dư phần PVC cứng thì sau khi ghép lại sẽ rất xấu xí.
Bước 6: Đi nam châm, đây là bước cắt những đoạn dây nam châm trong cuộn dây nam châm kèm theo bộ backdrop đúng bằng chiều dài và những đoạn bằng chiều rộng của từng tấm PVC đã được cắt chuẩn kích thước sau đó lột lớp màng phía sau dây nam châm và dán lên xung quanh của từng tấm PVC cứng ở phía mặt sau (mặt không có hình ảnh). Bước này yêu cầu, dán phải sát nhất có thể mép tấm PVC, nếu xa mép hoặc dán lệch ra phía ngoài mép tấm PVC, khi lắp lên khung sẽ không đẹp, việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác.
Bước 7: lắp thử bộ khung backdrop lên, lắp các tấm PVC lên khung để kiểm tra sự sai lệch ( nếu có) để kịp thời sửa trước khi mang vào sự kiện thực sự.
Như vậy để hoàn thành một bộ backdrop di động hoàn chỉnh đòi hỏi người thi công phải có kinh nghiệm và rất kỳ công tỉ mỉ. Chúng ta biết ơn những người có tâm này.