Hỗ trợ trực tuyến

Kinh nghiệm sampling sản phẩm hiệu quả

30/05/2021

 

    Sampling là gì?

     Sampling là thuật ngữ khá quen thuộc trong lĩnh vực quảng cáo, có nghĩa là dùng thử, tặng hàng mẫu. Sampling chỉ đến một chương trình thuộc chuỗi các chương trình quảng bá bằng sản phẩm thực của doanh nghiệp qua các hoạt động trải nghiệm sản phẩm thực của khách hàng và có thu thập thông tin phản hồi.

    Doanh nghiệp khi có sản phẩm mới ra mắt hay muốn tăng doanh số, tăng thị phần, họ sẽ có những quầy bán hàng di động, booth sampling hay các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, nơi có trang trí, quảng cáo để lôi cuốn khách hàng tới dùng thử chính sản phẩm đó để cảm nhận chất lượng, tác dụng, sau đó sẽ quyết định có mua hay không.
Tổ chức sự kiện dùng thử sản phẩm là một trong những cách quảng bá thương hiệu được tin dùng khá nhiều trong giới kinh doanh. Nhiều nhất vẫn thường thấy là nhóm ngành hàng tiêu dùng, nơi dễ tiếp cận được đối tượng khách hàng mục tiêu và cũng là nhóm ngành có sự cạnh tranh khốc liệt nhất.
Trong rất nhiều cách truyền thông quảng bá sản phẩm, thương hiệu, để lựa chọn được một phương pháp hiệu quả, phù hợp với sản phẩm cũng như chiến dịch quảng bá của mình, nhiều doanh nghiệp đã khá đau đầu. Bởi lẽ quảng cáo nào cũng đều cần có kinh phí, và việc bỏ ra chi phí sao cho hợp lý mà đem lại hiệu quả cao mới quan trọng.
Tùy vào từng nhu cầu và mục tiêu quảng bá truyền thông mà doanh nghiệp lựa chọn phương thức cho phù hợp. Một trong những cách khá phổ biến nhưng đem lại hiệu quả rất cao về việc tạo uy tín và lòng tin cho khách hàng là Sampling. Vậy Sampling như thế nào cho hiệu quả?

 

    Kinh nghiệm sampling hiệu quả

Lựa chọn địa điểm sampling:

Mỗi sản phẩm sampling có những đặc thù khác nhau phù hợp với từng đối tượng khác nhau, vì vậy mà chúng ta cần lựa chọn địa điểm phù hợp và loại booth sampling đối với từng sản phẩm thì hoạt động sampling mới thực sự hiệu quả.
  • Siêu thị, chợ, tiệm tạp hóa:
Phù hợp với mặt hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, điện tử, đồ dùng trẻ em,… Vừa có thể phát mẫu thử, lại có thể kích thích mua hàng ngay vì hàng hóa có bán sẵn.
Địa điểm này rất thông dụng, có thể dễ dàng xin phép đặt booth sampling, xin báo giá tại địa điểm thực hiện.
  • Nhà hàng, quán ăn, quán cafe, quán bar:
Địa điểm này không dễ lựa chọn cho lắm vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh nhà hàng, quán bar và có thể ảnh hưởng tới kinh doanh của họ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể xin phép phát mẫu thử sản phẩm đồ uống, thuốc lá, mỹ phẩm.
  • Tòa nhà văn phòng:
Tương tự như siêu thị, bạn có thể phát những mặt hàng tiêu dùng nhưng cần gọn nhẹ. Có thể giới thiệu các loại mỹ phẩm, cafe uống liền. Bạn có thể xin phép ngay đội ngũ bảo vệ tòa nhà hoặc nếu nghiêm hơn thì cần xin phép ban quản lý tòa nhà.
  • Trường học, nhà văn hóa:
Giới thiệu sách, truyện, các sản phẩm dành cho giới trẻ như: thức ăn, đồ uống, đĩa cài đặt  phần mềm, game, phiếu giảm giá thời trang, đồ uống,…
  • Bệnh viện, trung tâm thể dục, thẩm mỹ viện:
Thích hợp để phát các loại sữa, thực phẩm chức năng bồi bổ sức khỏe, làm đẹp, tăng giảm cân.
  • Các hội chợ triển lãm, Event đông người:
Ở đây bạn có thể phát mọi mặt hàng phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần có sự đồng ý của người tổ chức Event đó để tránh sự ngăn cản làm ảnh hưởng đến kế hoạch.
 

Chọn loại booth sampling phù hợp

    Trên thì trường có khá nhiều loại booth sampling, từ loại sản xuất cơ khí đến các loại booth sampling bằng gỗ, còn có các loại booth sampling sản xuất hàng loạt, đồng bộ, tiện lợi và có chi phí đầu tư phù hợp.
Hãy lựa chọn các loại booth sampling sao cho phù hợp với nơi trưng bày, đảm bảo tính cơ động và hơn hết phải dễ sử dụng, tháo lắp dễ dàng.
Các loại booth sampling phải dán được hình ảnh quảng cáo, phù hợp với sản phẩm cho đợt chương trình của từng loại hàng hóa

 

Lựa chọn hình thức sampling phù hợp: có 2 hình thức sampling phổ biến nhất

     Hình thức Door to door
   Door to door là hình thức đầu tiên của Sampling, xuất hiện từ những thời gian đầu người tiêu dùng biết đến Sampling. Nhà sản xuất sẽ chia sản phẩm thành những mẫu nhỏ và nhờ người đi phát tới tận nhà từng gia đình.
Mới đầu, hình thức này rất được lòng người tiêu dùng bởi được nhận những món đồ miễn phí mà không cần phải đi đâu để tìm hiểu. Tuy nhiên, Door to door lại có những hạn chế nhất định ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp. Điển hình những nhược điểm đó như:
  • Tốn thời gian, tốn công sức, rất tốn nhân sự và tốn kinh phí.
  • Không đánh giá được chính xác cảm nhận và nhu cầu của khách hàng. Nhân viên khi đi phát sản phẩm sẽ không thể chờ khách dùng để viết lại cảm nhận mà nhanh chóng đi tiếp để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
  • Khả năng tiếp cận được khách hàng mục tiêu, người có khả năng quyết định mua sản phẩm không cao. Ví dụ như sản phẩm dầu rửa chén là thứ quen thuộc với người nội chợ mà chủ yếu là phụ nữ. Nhưng khi phát sản phẩm dầu rửa chén này lại đến tay người chồng, trẻ em hay các cụ già thì tính hiệu quả gần như bằng không.
  • Khó quản lý nhân sự và số lượng. Người quản lý cần chia nhân sự theo từng khu vực với số lượng sản phẩm khác nhau. Sẽ rất khó để kiểm soát việc nhân viên làm việc trung thực, giao đúng, giao đủ, không trùng lặp hay không ăn gian. Dễ gây thất thoát cho doanh nghiệp.
     Chính vì những nhược điểm trên mà đến nay, hình thức Door to door gần như biến mất trên thị trường quảng cáo. Thay vào đó là hình thức Face to face được lựa chọn nhiều hơn và phổ biến hơn
    Hình thức Face to face ( mặt đối mặt, trực tiếp)
    Hình thức Face to face là mặt đối mặt. Người PG và khách hàng mục tiêu sẽ trực tiếp gặp nhau, dùng sản phẩm tại chỗ và cho lời nhận xét tại chỗ. Hình thức này được ưa chuộng hơn bởi nó khắc phục được tất cả các nhược điểm trên của Door to door.
Nhân viên PG chỉ cần đứng tại địa điểm chỉ định, thấy khách hàng mục tiêu đi qua, gửi mẫu và đón nhận phản hồi (nếu có). Hình thức này vừa tiết kiệm nhân sự, tiết kiệm thời gian, dễ quản lý, tiếp cận được khách hàng mục tiêu và dễ dàng tiếp nhận phản hồi trực tiếp từ khách hàng.

 

Ekip thực hiện sampling và cách thức đào tạo

    Để một chương trình sampling thành công, ekip sampling là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nhân sự sampling phải thật sự năng động, nhiệt tình, có kinh nghiệm tư vấn và thuyết phục khách hàng.
Để nhân sự tư vấn thuyết phục hơn thì doanh nghiệp chúng ta cần training sản phẩm, các thông tin liên quan để các nhân sự thực sự hiểu rõ về sản phẩm mà chúng ta mang đến cho khách hàng. Hơn thế nữa chúng ta có thể training về những kỹ năng cần thiết mà chúng ta muốn nhân sự sampling thể hiện được điều đó

 

Sampling đúng mục tiêu, đúng người

     Nhiều người thường nghĩ rằng sản phẩm dùng thử, sản phẩm quà tặng thì khách hàng sẽ nhận mà không qua tâm đến sản phẩm đó có thực sự hữu ích, có thực sự cần thiết đói với khách hàng hay không. Chúng ta thực hiện sampling, tặng quà nhằm gây ấn tượng và khiến họ nhớ tới sản phẩm của doanh nghiệp.
Lại có nhóm thực hiện chương trình khi phát dùng thử lại phát tràn lan, không sàng lọc đối tượng cho cho mau hết chương trình, như vậy mục tiêu của chương trình đã bị suy giảm hiệu quả bởi sự nôn nóng và thiếu kỷ luật cũng như quá trình giám sát chương trình.
Tiếp xúc và giới thiệu như thế nào là rất quan trọng. Đội PG phải được huấn luyện kỹ lường và phải tìm hiểu thật kỹ thói quen khách hàng, sở thích, nhu cầu,…khi đó chúng ta mới đưa ra cách thức phù hợp với đối tượng khách hàng. Sự hiện diện đúng thời điểm, đúng người sẽ giúp cho thương hiệu trở thành một phần trong tổng thể trải nghiệm của khách hàng một cách tự nhiên không tạo cho họ cảm giác khó chịu khi phải nhận hàng mẫu một cách gượng ép.
 

Lưu trữ và xử lý thông tin thu thập trong các lần sampling.

    Bản thu thập thông tin ( dạng bảng hỏi) chứa các ý kiến phản hồi của mối đối tượng được mời dùng thử sẽ được thống kê lại tạo thành một bộ mẫu dữ liệu đủ lớn để đơn vị Marketing có thể tổng hợp, phân tích đánh giá và có những điều chỉnh phù hợp ở lần cải tiến tiếp theo cũng như cô đọng nguồn lực tập trung phục vụ phân khúc khách hàng được chính xác hơn và hiệu quả hơn.

Bạn nghĩ gì về sản phẩm này? 0