Hỗ trợ trực tuyến

Standee sơn tĩnh điện là gì?

16/03/2021

Sơn tĩnh điện là gì?   

    Sơn tĩnh điện là việc phủ một lớp chất dẻo lên bề mặt các chi tiết cần che phủ bằng dụng cụ chuyên dụng gọi là súng phun sơn, sau khi đã trải qua hàng loạt các bước chuẩn bị kỹ lưỡng theo quy trình và trong môi trường siêu sạch để tiến hành việc sơn phủ chi tiết cần sơn.   

   Công nghệ sơn tĩnh điện sử dụng nguyên lý điện tử để tạo ra sự bám dính cho màng sơn. Lớp sơn sẽ được phủ lên trên bề mặt vật liệu bằng một loại súng phun sơn đặc biệt để khi bột sơn đi qua súng sẽ được đun nóng và tích điện dương (+) tại đầu kim phun, sau đó đi qua kim phun và di chuyển theo điện trường để đến tới vật liệu sơn đã tích điện âm (-). Lúc này, nhờ vào lực hút giữa các ion điện tích, bột sơn từ từ bám vào quanh vật liệu sơn. Phương pháp này giúp cho bột sơn được rải đều quanh vật liệu, và có thể di chuyển vào hầu hết các bề mặt bị khuất một cách dế dàng và đều.

Sơn tĩnh điện cho standee
 

Sơn tĩnh điện cho standee bằng sắt được tiến hành qua các bước sau:

Bước 1: Xử lý bề mặt ống thép 
   Xử lý bề mặt ống thép  ( ống thép là phần cấu thành chính lên cây standee) giúp đảm bảo tạo cho bột sơn có độ bám dính tốt hơn, lên màu đẹp và có độ bền chắc cao hơn. Tại bước này, các tạp chất trên bề mặt như gỉ sét, dầu mỡ, chất bẩn và các tạp chất hữu cơ khác sẽ được loại bỏ để bề mặt các ông sắt tiếp xúc với sơn được tốt hơn. Thông thường người ta sẽ dùng phương pháp xử lý bề mặt bằng những hóa chất chuyên dụng được chứa trong các hệ thống bể, bao gồm các bể sau:
 
  - Bể chứa chất tẩy dầu mỡ.
  - Bể chứa chất tẩy gỉ sét.
  - Bể chứa nước sạch.
  - Bể định hình bề mặt.
  - Bể chứa photphat hóa bề mặt.
  - Bể thụ động hóa sản phẩm.
   
   Các vật liệu sơn được phân chia theo chất liệu, màu sắc, sau đó được đưa vào lưới thép Inox rồi lần lượt được nhúng vào các bể xử lý bề mặt. Thời gian ngâm bán thành phẩm standee trong bể hóa chất sẽ tùy thuộc vào chất liệu của vật liệu sơn và sản phẩm phải được nâng lên, hạ xuống ít nhất 2 - 3 lần
Sản phẩm sau khi xử lý bề mặt sẽ được đưa vào lò sấy khô. Tại đây, bán thành phẩm standee được sấy ở nhiệt độ tối đa là 120oC trong 10 - 15 phút để làm khô hơi nước. Kết thúc xử lý bán thành phẩm phải để nơi khô, thoáng, không bị nước, hóa chất nhiễm vào.
 
Bước 2: Phun sơn lên bề mặt ống thép standee
 
   Quá trình phun sơn tĩnh điện sẽ được diễn ra trong buồng sơn chuyên dụng đảm bảo độ kín và sạch. Buồng phun sơn không chỉ có vai trò đảm bảo sơn không phát tán nhiều ra không khí mà quan trọng hơn, nó giúp thu hồi lượng bột sơn dư để tái sử dụng cho lần sơn tiếp theo.
Để tiến hành quá trình phun sơn tĩnh điện lên bề mặt ống thép standee, tất cả những sản phẩm trước khi treo lên băng tải sẽ được máy nén khí xịt sạch bề mặt sản phẩm. Hướng xịt bụi phải quay ra ngoài, không hướng vào mặt người khác hoặc quay vào phòng sơn. 
Trước khi sơn chúng ta cần kiểm tra tất cả thiết bị phun bao gồm súng sơn, vòi phun, điện, hơi, tiếp mát, quạt hút buồng phun, đèn chiếu sáng... Khi sơn, tay súng sơn (GUN) luôn luôn phải vuông góc với vật cần sơn, khoảng cách từ súng sơn tới vật cần sơn là khoảng 10 - 15cm đối với phun tay, 20 - 25cm đối với súng phun tự động. Đối với phun sơn thủ công (phun tay), nên sơn góc cạnh trước, sơn mặt phẳng sau, sơn phía dưới trước, sơn phía trên sau.

Bước 3: Sấy khô ông thép standee
 
   Sau khi phun sơn, bán thành phẩm standee được đưa vào lò sấy, sấy ở nhiệt độ 180oC - 200oC trong 10 phút. Lò có nguồn nhiệt chính từ tia hồng ngoại hoặc burner với nguyên liệu đốt là khí gas.
 
Bước 4: Kiểm tra, đóng gói standee
 
   Sau khi hoàn thành sấy khô, standee được lắp các chi tiết phụ cấu thành sản phẩm hoàn chỉnh và được tiến hành kiểm tra trước khi đóng gói và chuyển đi vào kho chứa hoặc các kênh phân phối. 

standee sơn tĩnh điện
 

Ưu điểm của sơn tĩnh điện cho standee

   Bạn có biết tại sao công nghệ sơn tĩnh điện đang ngày càng trở nên phổ biến hơn với ngành cơ khí nói chung và với standee nói riêng? Đó là bởi công nghệ sơn này có hàng loạt những ưu điểm nổi bật hơn so với những phương pháp sơn khác, không những tiết kiệm mà còn thân thiện với môi trường vì không cần sử dụng dung môi như sơn nước, một xu hướng thời thượng của loài người.

Về tính kinh tế, hiệu quả
   Trên thực tế, trong quá trình sử dụng, nhiều người đã nhận ra rằng 99% sơn dư được tái sử dụng triệt để (bột sơn dư trong quá trình phun sơn được thu hồi để sử dụng lại) và cũng không cần sơn lót nên công nghệ sơn tĩnh điện giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí và thời gian thi công. Ngoài ra, thời gian đưa sản phẩm vào sử dụng cũng được rút ngắn lại bởi khi được phủ lớp sơn tĩnh điện cuối cùng, sản phẩm chỉ mất 20 phút bảo dưỡng là có thể sẵn sàng đưa vào hoạt động. Trong khi đó, với các loại sơn thông thường, sẽ phải mất nhiều ngày để lớp sơn khô và sản phẩm thích ứng được với môi trường.
 
Về đặc tính sử dụng sản phẩm
   Với đặc tính đơn giản, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng sơn tĩnh điện rất dễ dàng. Quy trình sơn có thể được thực hiện tự động hóa dễ dàng (dùng hệ thống phun sơn bằng súng tự động) giúp tiết kiệm rất nhiều nhân công. Bột sơn cũng rất dễ dàng vệ sinh khi vô tình bám lên người hoặc các thiết bị khác trong quá trình thi công mà không cần dùng bất cứ loại dung môi nào như đối với sơn nước.

Về chất lượng hàng hóa
   Công nghệ sơn tĩnh điện được đánh giá là tạo ra lớp sơn phủ dày gấp đôi so với các loại sơn khác nên thường có tuổi thọ thành phẩm lâu dài, có độ bóng cao, màu sắc chuẩn và rất phong phú. Lớp sơn tĩnh điện có chất lượng tốt sẽ rất bền bỉ, không bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc bị ảnh hưởng của tác nhân hóa học hay thời tiết trong thời gian dài. 
Tác dụng bảo vệ khỏi tác động của môi trường
  Tác dụng của sơn tĩnh điện là để ngăn cản không khí và hơi ẩm tiếp xúc với bề mặt kim loại để hạn chế quá trình oxy hóa và ăn mòn điện hóa vật sơn. Việc kết hợp các chất màu ở các lớp sơn không chỉ với mục đích trang trí mà còn có tác dụng bảo vệ kim loại. Tác dụng bảo vệ bề mặt kim loại ở đây đến từ khả năng ức chế các tác nhân ăn mòn kim loại của các chất trong bột màu. Các chất có khả năng ức chế thường là ion của các kim loại như Zn, Mg, Pb, Ni, Cr, Na, K, P...

Độ an toàn cao, bảo vệ sức khỏe con người
  Thành phần chủ yếu của bột sơn tĩnh điện là nhựa, bột màu và chất phụ gia, bột sơn là 1 chất rắn và không dễ bay hơi phân tán trong không khí, do đó, nó hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, không như các loại sơn thông thường có chứa dung môi độc hại và hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Khi thao tác sơn, người thợ sơn hoàn toàn có thể tránh tiếp xúc trực tiếp với bột sơn bằng những biện pháp phòng hộ lao động đơn giản như sử dụng khẩu trang, găng tay, kính chắn, mặc quần áo dài... 

  Vì sơn tĩnh điện không dùng dung môi hay hợp chất hữu cơ nên nó cũng không gây hại cho môi trường trong quá trình thi công. Chất thải của sơn tĩnh điện được xếp vào nhóm ít nguy hại và có thể được xử lý trong bãi rác theo cách thông thường. Trong khi đó, các loại sơn thông thường có chứa các hóa chất độc hại đã được chứng minh làm suy thoái ozon và tạo ra chất thải nguy hại cần được xử lý bằng quy trình đặc biệt và tốn kém.

  Hãy ủng hộ công nghệ sơn tĩnh điện, hãy dùng standee sơn tĩnh điện để thừa hưởng nhiều lợi ích vượt trội so với công nghệ sơn thông thường bạn nhé.

Bạn nghĩ gì về sản phẩm này? 0